Với những người đam mê bóng đá thì luật việt vị là khái niệm chẳng còn xa lạ gì. Việt vị thì ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng biết đúng và đầy đủ thực chất việt vị là gì? Với khái niệm cơ bản này, nếu tìm hiểu qua loa thì bạn chỉ hình thành một ý niệm mơ hồ về nó. Để hiểu rõ hơn về quy tắc cơ bản này, mời bạn cập nhật kiến thức mà KUDV chia sẻ dưới đây.
1. Giải đáp: Việt vị là gì?
Luật việt vị có từ khi nào? Luật việt vị trong bóng đá bắt đầu xuất hiện vào TK thứ 19 tại Anh. FIFA cũng đã quy định rất rõ về luật này. Dù là luật việt vị sân 7 hay sân 11 thì về cơ bản chúng đều được áp dụng như nhau. Cụ thể việt vị là gì?
Một cầu thủ sẽ bị trọng tài thổi còi việt vi khi bóng được đưa vào vòng cấm sân của đối phương mà chỉ có thủ môn, không có sự bất xuất hiện của bất kỳ cầu thủ nào khác của đội bên kia ngăn cản.
Khi phạm lỗi việt vị, trọng tài thổi còi và căng cờ. Cầu thủ phạm lỗi này sẽ không phải chịu bất cứ một hình phạt nào. Thay vào đó, bóng sẽ được trả lại cho đội bạn đá phạt ở vị trí mà cầu thủ đã phạm lỗi này. Lý do cầu thủ việt vị không phạm lỗi là bởi ở thời điểm đó, cầu thủ này không nhận ra bóng đá ở thế việt vị.
2. Hiểu rõ về lỗi việt vị trong bóng đá
Việt vị là gì?
Theo luật này, cầu thủ sẽ không bị thổi còi phạm lỗi việt vị trong trường hợp bản thân “đứng ngoài” đường bóng. Trường hợp rơi vào thế việt vị khi nhận, đón bóng từ phía đồng đội chuyền lên. Trọng tài sẽ là người nhận định cầu thủ tham gia đường bóng tích cực với những trường hợp sau:
- Tham gia tình huống bóng
- Thực hiện hành động cản trợ đội đối phương
- Chiếm lợi thế khi nằm trong vị trí việt vị một cách có chủ đích
Ném biên có việt vị không?
Để trả lời câu hỏi thì bạn hãy nhớ những trường hợp sau đây cầu thủ không được tính là phạm lỗi này.
- Quả ném biên
- Quả phạt góc
- Quả phát bóng
Lỗi việt vị để làm gì? Dù hiểu rõ về luật này như “lòng bàn tay” thì các cầu thủ chuyên nghiệp vẫn thường xuyên mắc phải. Có rất nhiều yếu tố khiến cho cầu thủ phạm lỗi này. Tuy nhiên, theo luật việt vị sân 11, sân 7 đã được quy định thì dù là lỗi việt vị nào cũng đều có cách xử lý như nhau. Đó là đội đối phương đá phạt tại vị trí phạm lỗi.
3. Phá bẫy việt vị - Kỹ năng đóng vai trò quan trọng
Khi đã hiểu rõ việt vì là gì thì nhiều người sẽ nhắc đến ông “vua việt vị”, fan của trái bóng tròn nghĩ ngay tới Filippo Inzaghi. Khả năng phá bẫy việt vị của cậu cầu thủ bóng đá người Ý phải nói là “thượng thừa”. Ông luôn có những tình huống phá bẫy việt vị khiến đối thủ phải bất ngờ và người hâm mộ cảm thì cảm thấy mãn nhãn.
Thực chất, đây là kỹ năng rất quan trọng trong môn thể thao vua. Được hiểu cơ bản là việc cầu thủ tiền đạo tìm vị trí cao hơn so với hậu vệ của đội đối phương. Điểm để so sánh cao thấp ở đây chính là đường biên ngang. Khi cầu thủ đội mình chuyền bóng, tiền đạo sẽ di chuyển, vượt qua hậu vệ đội đối thủ để nhận bóng và tìm cách sút bóng vào lưới.
Như vậy, có thể thấy rằng đây là một kỹ năng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong môn thể thao này. Để phá bẫy việt vị thì cần phải lừa được hậu vệ của đội bạn bằng cách đứng ở vị trí thấp hơn họ. Khi nhận ra ý đồ của đồng đội, ngay lập tức vượt lên để nhận bóng, ghi bàn. Điều này đòi hỏi cầu thủ phải có khả năng phán đoán tình huống nhạy bén. Cùng với đó là sự di chuyển, tốc độ linh hoạt.
4. Làm thế nào để phá bẫy việt vị?
Thường thì hậu vệ sẽ đứng ở vị trí cách xa cầu môn một khoảng nhất định. Cụ thể là trên tiền đạo đối phương. Khoảng cách này không quá xa, chỉ cách một chút để có thể giăng bẫy việt vị. Đối với tiền đạo, khi đã biết được ý đồ của hậu vệ đối phương thì cần phải tìm cách phá bẫy việt vị.
Di chuyển nhanh, vượt hậu vệ đối phương
Ngoài việc hiểu việt vị là gì thì nắm được cách phá bẫy việt vị cũng rất cần thiết. Muốn thực hiện được thì tiền đạo hoặc cầu thủ tấn công phải chọn một vị trí hợp lý. Cụ thể hơn là trước hậu vệ đối phương.
Khi đồng đội chuyền bóng, so với đường biên ngang, nếu tiền đạo đang đứng ở vị trí gần hơn hậu vệ đội bạn thì sẽ bị thổi còi việt vị ngay lập tức. Lúc này, vị trí tốt nhất là trên hậu vệ đối phương một khoảng nhỏ. Ngay khi nhận thấy ý đồ thực hiện đường chuyền của đồng đội, tiền đạo phải băng lên ngay lập tức, qua hậu vệ để nhận và thực hiện ghi bàn.
Chạy xuống và dứt điểm
Ngoài cách trên, cầu thủ cũng có thể áp dụng cách khác để phá bẫy việt vị. Một khi đã nhận ra mình đang đứng ở vị trí việt vị, thay vì chạy lên, lúc này tiền đạo ra hiệu để đồng đội tiếp tục chạy xuống và tìm cách ghi bàn. Cách này chỉ hiệu quả trong trường hợp đồng đội hiểu ý. Thay vì chuyền bóng lên trên sẽ cho tiền đạo sẽ tự mình di chuyển xuống.
Dù áp dụng cách nào thì để phá bẫy việt vị, bản thân cầu thủ cần phải có sự linh hoạt, kỹ năng cá nhân tốt. Đặc biệt là khả năng chọn vị trí để tăng cơ hội đón, nhận bóng hoặc thực hiện những đường chuyền tốt cho đồng đội. Mặc dù vậy, không phải lúc nào cũng phá bẫy việt vị thành công. Đôi lúc việc thực hiện phá bẫy lại thành dính lỗi. Chỉ cần không phản ứng kịp, chạy chậm hơn hậu vệ sau cùng đội bạn là mắc lỗi. Cần nhận định rõ ràng cơ hội và cái bẫy do hậu vệ đối phương đã đặt ra.
Như vậy, có thể hiểu kỹ năng phá bẫy việt vị là việc tiền đạo di chuyển nhanh, kịp thời về phía sau và băng lên để tìm cơ hội ghi bàn. Lúc này những tiền đạo khác không tham gia tấn công mà đứng tại chỗ. Chỉ phá bẫy việt vị thành công thi cầu thủ chạy chỗ tốt, có sự tư duy. Bên cạnh đó, chiến thuật của đối phương cũng là một yếu tố cần xét tới.
5. FIFA quy định như thế nào về luật việt vị?
Việt vị là gì? Luật bóng đá được sửa đổi năm 2005 đã quy định rất rõ về luật này. Nguyên văn như sau:
"Cầu thủ ở vị trí việt vị nếu bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của anh ta được phép chạm vào bóng ở gần đường biên ngang cuối sân đối phương hơn so với bóng và cầu thủ đối phương thứ 2 (cầu thủ đối phương thứ nhất thường sẽ là thủ môn)".
Theo như luật trên thì mọi bộ phận trên cơ thể chạm vào bóng đều không tính là phạm lỗi (trừ 2 tay). Như vậy, mặc dù ở thế việt vị nhưng khi nhận bóng do bên đối thủ chuyền, cản phá thì vẫn không mắc lỗi.
Tuy nhiên, luật sửa đổi năm 2013 lại có nhiều điểm khác. Cụ thể là cầu thủ chỉ được phép tham gia các pha bóng ở trường hợp đối thủ chủ ý chuyển về. Nếu ở tình huống không chủ ý thì sẽ phạm lỗi việt vị. Đối với luật việt vị khi đá phạt cũng tương tự.
Luật sửa đổi này cũng thêm các từ ngữ để rõ hơn về trường hợp cản trở cầu thủ đối phương. Nếu cầu thủ thực hiện các hành động làm cản trở đối phương phòng ngự sẽ bị tính là phạm lỗi việt vị.
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp những người quan tâm tới bóng đá hiểu rõ và đầy đủ việt vị là gì? Để hiểu một cách trực quan thì bạn nên xem các video về phạm lỗi, phá lỗi việt vị. Ngoài ra, đừng quên theo dõi các trận đấu thường xuyên hơn để nắm rõ quy tắc này nhé.