Anh em đam mê bóng đá chắc hẳn đã quá quen thuộc với thuật ngữ đá luân lưu. Tuy nhiên với những ai mới “vào nghề” thì khái niệm này còn khá mới mẻ. Thậm chí cũng có những người yêu thích bóng đá nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm đá luân lưu. Bài viết sau đây KUDV chúng tôi sẽ giúp anh em tìm hiểu chi tiết về đá luân lưu là gì cũng như luật đá luân lưu chuẩn nhất.
1. Đá luân lưu là gì?
Đá luân lưu còn được biết đến với một số tên gọi khác như sút phạt đền, sút penalty, sút luân lưu 11m... hay tên gọi chuẩn nhất trong tiếng Anh là penalty shoot-out. Luật đá luân lưu quy định chỉ 3 người được phép có mặt trong trận sút phạt. Bao gồm trọng tài, cầu thủ sút luân lưu và thủ môn bên khung thành đối phương.
Loạt sút luân lưu sẽ được thực hiện từ chấm 11m về phía khung thành đối phương. Cả 2 đội sẽ thay phiên nhau thực hiện cú đá chứ không thực hiện đồng loạt. Theo quy định của luật sút luân lưu cơ bản, 2 đội thi đấu sẽ thực hiện lần lượt 5 lượt sút. Đội nào ghi được nhiều bàn hơn sẽ giành chiến thắng trong toàn trận đấu. Trong đá luân lưu, những bàn thắng của 2 đội sẽ không được tính vào tỷ số chung cuộc hay thành tích ghi bàn của cầu thủ.
2. Đá luân lưu xảy ra khi nào?
Đá luân lưu được áp dụng trong những trận đấu thuộc vòng loại trực tiếp của các giải đấu. Đây được xem là phương pháp cuối cùng trong một trận bóng để quyết định thắng - thua.
Với những giải đấu tổ chức trên sân trung lập (World Cup, Euro,..) nếu 2 đội đá hòa nhau sau hiệp chính thì sẽ tiếp tục tham gia hiệp phụ. Trường hợp vẫn tiếp tục hòa trong hiệp phụ thì sẽ sử dụng đến hình thức sút phạt đền để tìm ra đội thắng cuộc.
Với những giải đấu áp dụng thể thức lượt đi – lượt về (sân nhà – sân khách) thì luật bàn thắng sân khách sẽ được áp dụng trước tiên. Sau đó những luật như trên mới được sử dụng.
Ngoài ra, một số giải đấu đặc biệt như Siêu cúp Anh thì cả 2 đội sẽ không tham gia hiệp phụ mà sẽ bước vào ngay loạt sút luân lưu sau khi kết thúc hiệp chính.
3. Luật đá luân lưu mới nhất của FIFA
Đá phạt luân lưu quy định những điều luật như thế nào? Mời anh em tìm hiểu chi tiết bên dưới:
Quy định về đá luân lưu
Luật đá luân lưu 11m bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
- Trọng tài sẽ là người tung đồng xu để quyết định đội nào đá trước và cầu môn thuộc về bên nào. Đây cũng là người quyết định tất cả mọi tình huống xảy ra trong trận đấu luân lưu.
- Huấn luyện viên của mỗi đội sẽ chọn cầu thủ thực hiện quả đá phạt và quyết định thứ tự đá lần lượt sau đó báo với trọng tài.
- Các cầu thủ thực hiện đá phạt chỉ được đá vào bóng 1 lần duy nhất, sau đó không được phép chạm vào bóng thêm lần nữa.
- Ngoài cầu thủ thực hiện đá phạt và thủ môn đối phương, những cầu thủ khác không được quyền chạm vào bóng.
Cách tính thắng thua trong đá luân lưu 11m
Ngay khi nhận hiệu lệnh từ trọng tài, cầu thủ sẽ thực hiện cú sút luân lưu. Bàn thắng sẽ được tính hợp lệ khi cầu thủ đó sút bóng thành công vào thẳng khung thành. Nếu bóng chạm vào xà ngang, cột dọc hay người của thủ môn đối phương rồi bay vào lưới thì quyết định cuối cùng sẽ do trọng tài chính đưa ra.
Hai đội sẽ thực hiện những quả đá phạt lần lượt 5 lần để tìm ra đội ghi bàn nhiều hơn. Tuy nhiên nếu sau 5 quả đá phạt mà tỷ số vẫn hòa thì cả 2 đội sẽ bước vào trận đối đầu sinh tử. Cụ thể là mỗi đội sẽ thực hiện thêm một quả đá nữa để xác định thắng thua, cho đến khi có một đội thực hiện thành công thì trận luân lưu sẽ kết thúc.
Cầu thủ được tham gia đá luân lưu
Tại thời điểm kết thúc hiệp phụ, những cầu thủ đang có mặt trên sân mới được tham gia loạt sút luân lưu. Ngoài ra, những cầu thủ tạm thời rời sân vì chấn thương hay lí do khác cũng có thể tham gia đá phạt. Còn lại, các cầu thủ dự bị và cầu thủ đã bị thay thế trong trận đấu sẽ không được tham gia.
Trường hợp trước khi thực hiện sút luân lưu, hai đội không cân bằng về số lượng cầu thủ (do dính thẻ đỏ hoặc chấn thương) thì đội nào có nhiều cầu thủ hơn sẽ phải giảm số lượng sao cho bằng với bên đối phương.
Nếu thủ môn không may gặp chấn thương trong lúc đang diễn ra trận luân lưu thì đội bóng đó được quyền thay thế thủ môn dự bị (nếu còn quyền thay người). Còn nếu không, bất kỳ một cầu thủ nào trong sân sẽ tham gia bắt bóng.
4. Các trường hợp cần thực hiện đá luân lưu
Loạt sút luân lưu sẽ được áp dụng với các trường hợp sau:
Hậu vệ gây ra lỗi với cầu thủ bên đội bạn
Cầu thủ nào có hành động cố tình cản trở bàn thắng của đội bạn hoặc phạm lỗi vòng cấm thì đội bị chơi xấu sẽ được hưởng một quả phạt luân lưu. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp cầu thủ lợi dụng điều luật để sử dụng “tiểu xảo” trong vòng cấm. Lúc này nếu bị phát hiện phạm luật thì cầu thủ đó sẽ bị áp dụng hình phạt riêng của FIFA.
Hai đội có tỉ số hòa nhau
Như đã giới thiệu ban đầu, sau 90 phút của hiệp chính và 30 phút của hiệp phụ, nếu cả 2 đội chưa phân thắng bại thì sẽ bước vào đá luân lưu. 5 cầu thủ đại diện của mỗi đội sẽ thực hiện loạt sút penalty. Đội nào giành được nhiều bàn thắng hơn sẽ chính thức chiến thắng toàn trận.
5. Hướng dẫn cách thực hiện sút luân lưu
Trong đá luân lưu có 2 cách cơ bản, bao gồm đá bình thường và đá phối hợp. Cụ thể là:
Đá bình thường
Cầu thủ sẽ thực hiện quả phạt đền bắt đầu từ chấm phạt đền cho đến cầu môn. Lúc này, thủ môn bắt bóng luân lưu không được phép tiến thẳng lên phía trước. Họ chỉ được quyền di chuyển sang 2 bên trong lúc cầu thủ thực hiện cú sút. Nếu bóng bị cản lại bởi thủ môn, ra ngoài hoặc chạm khung thì quả đó sẽ không được tính điểm.
Đá phối hợp
Kiểu đá phối hợp thường ít khi diễn ra. Theo đó, 2 cầu thủ sẽ thực hiện cùng lúc các loạt sút luân lưu, đây gọi là đá phối hợp. Với cách này đòi hỏi 2 cầu thủ phải có sự thống nhất, “tâm đầu ý hợp” để tương tác với nhau tốt nhất. Khi thực hiện, cầu thủ thứ nhất sẽ đá nhẹ bóng ra phía trước và cầu thủ thứ 2 là là người đá bóng vào khung thành.
6. Chiến thuật trong loạt sút luân lưu
Thông thường trong các trận luân lưu, áp lực lớn nhất sẽ dồn về phía thủ môn. Vì không thể tiến về phía trước nên họ sẽ nghiên cứu thói quen của các cầu thủ thực hiện đá luân lưu để quyết định đổ người sang bên nào và cản phá bóng. Hoặc họ sẽ quan sát chuyển động của cầu thủ đang thực hiện sau đó đổ người để cản bóng.
Ngược lại, phía cầu thủ thực hiện đá phạt 11m cũng có thể sử dụng động tác giả hoặc trì hoãn trong giây lát để “thăm dò” xem thủ môn đối phương sẽ đổ người về phía nào. Thông thường, những cú sút bóng cao hoặc nhắm thẳng chính giữa khung thành sẽ khó cản phá nhất. Bởi đây là những khoảng trống để lại khi thủ môn đổ người sang 2 bên.
Có rất nhiều chiến thuật tâm lý mà các thủ môn thường hay áp dụng để khiến cầu thủ của đối phương phân tâm. Chẳng hạn như uống nước, buộc dây giày, thương lượng với trọng tài trong cách đặt bóng,... Tuy nhiên, rủi ro của các chiến thuật này khá cao vì rất có thể sẽ bị “ăn” thẻ vàng.
7. Phân biệt đá luân lưu và đá Penalty
Về cơ bản, đá luân lưu và đá Penalty sẽ có một số điểm khác biệt như sau:
- Trong đá penalty, cầu thủ có quyền đá bồi (trừ trường hợp bóng đập xà ngang hay cột dọc). Tuy nhiên, trong sút luân lưu, cầu thủ chỉ thực hiện chạm bóng 1 lần duy nhất. Nếu cú sút không thành công thì cũng đồng nghĩa lượt đá đó sẽ kết thúc ngay lập tức.
- Theo luật đá penalty, vị trí đứng của các cầu thủ không tham gia đá phạt là bên ngoài vòng cấm địa. Họ được phép chạy vào trong vòng cấm địa để tiếp tục pha bóng ngay sau khi cầu thủ đá phạt vừa dứt điểm bóng. Tuy nhiên, trong đá luân lưu, tất cả các cầu thủ “không phận sự” bắt buộc phải đứng trong vòng tròn giữa sân và chỉ được quyền quan sát.
8. Loạt đá luân lưu của U23 Việt Nam cực cảm xúc thời HLV Park Hang Seo
Bóng đá Việt Nam đã có thời kỳ huy hoàng dưới sự huấn luyện của HLV Park Hang Seo. Cùng điểm lại loạt khoảnh khắc đá luân lưu “nghẹt thở” của đội tuyển Việt Nam trong một số giải đấu đặc biệt:
Loạt đá luân lưu Việt Nam – Jordan
Tại vòng 16 của giải Asian Cup 2019, đội tuyển Việt Nam đã thực hiện loạt sút luân lưu “căng não” với đội đối thủ Jordan. Trận đá luân lưu chính thức diễn ra khi cả 2 đội hòa 1-1 trong hiệp chính và không ghi thêm bàn thắng nào ở hiệp phụ. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho trận đấu luân lưu 11m.
Loạt đá luân lưu Việt Nam – Iraq
Việt Nam đã có một trận đấu kinh điển với Iraq trong mùa giải U23 Châu Á năm 2018. Ở vòng Tứ kết, tỷ số giữa 2 đội hòa 1 - 1 trong 2 hiệp chính. Sau những màn tranh đấu nghẹt thở ở 2 hiệp phụ, 2 đội chính thức bước vào loạt đá luân lưu và kết quả cũng đầy bất ngờ với tỷ số 3-3.
Loạt đá luân lưu Việt Nam – Qatar
Kết thúc trận Tứ kết “căng não” với đội Iraq, U23 Việt Nam tiếp tục bước vào trận đối đầu cũng không kém phần căng thẳng với đối thủ Qatar. Sau những nỗ lực để giành được tỷ số hòa 2 -2, cả 2 đội bước vào hiệp phụ và cũng không nâng được tỷ số. Cuối cùng, Việt Nam và Qatar quyết chiến thêm lần nữa trong loạt sút luân lưu 11m để phân thắng bại.
9. Tìm hiểu thêm về lịch sử đá luân lưu
Trước đây, khi chưa có luật đá luân lưu, các trận đấu có tỷ số hòa sau khi tham gia hiệp phụ sẽ phân thắng bại bằng cách đá lại hoặc tung đồng xu. Tuy nhiên, đá luân lưu trước đó cũng đã được áp dụng đối với một vài giải quốc nội hoặc giải nhỏ như Cúp quốc gia Nam Tư (1952), Cúp quốc gia Ý (1958-1959) và Cúp bóng đá trẻ liên khu vực của Thụy Sỹ (từ 1959-1960).
Đối với những giải đấu lớn, nếu không thể áp dụng đá lại toàn trận hay đá play-off thì sẽ tiến hành bốc thăm để tìm ra đội thắng cuộc. Các thức này được áp dụng tại giải Euro 1968 với đội tuyển Ý và Liên Xô. Theo đó Ý đã thắng Liên Xô tại vòng Bán kết dựa trên kết quả bốc thăm. Sau đó, trận Chung kết cũng diễn ra với kết quả hòa sau hai hiệp phụ và khiến Ý với Nam Tư phải tiến hành đá lại.
Luật đá luân lưu hiện đại được thành lập bởi nhà báo người Israel Yosef Dagan. Qua nhiều cuộc thảo luận và đề xuất, cuối cùng tại cuộc họp thường niên của Ủy ban bóng đá quốc tế vào ngày 27/6/1970, luật đá luân lưu chính thức được thông qua.
10. Làm thế nào để đá luân lưu thành công?
Làm sao để thực hiện cú sút luân lưu thành công chắc chắn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, loạt đá luân lưu thông thường sẽ tiến hành theo 2 phương án. Thứ nhất là sút với lực vừa đủ và nhắm về phía 2 góc xa của khung thành. Phương án thứ 2 là thực hiện cú sút với lực đi bóng mạnh và nhanh.
Với cách thực hiện đầu tiên, nếu thủ môn chọn đúng hướng thì pha cản phá bóng sẽ thành công ngoài mong đợi. Còn với phương pháp thứ hai, thủ môn sẽ khó cản phá bóng hơn do lực sút mạnh. Tuy nhiên khả năng sút chính xác vào lưới ở cách này lại khó hơn cách thứ nhất.
Nhiều cầu thủ bóng đá nổi tiếng trên thế giới đã áp dụng chiến thuật đá luân lưu chậm một nhịp. Cụ thể là họ sẽ đợi cho thủ môn nghiêng người trước rồi mới tiến hành đá phạt. Tất nhiên, thời gian giữa 2 hành động này sẽ diễn ra trong tích tắc. Nếu không quả đá phạt sẽ không được tính điểm.
Trên đây, chúng tôi vừa tổng hợp và giải thích chi tiết đá luân lưu là gì cũng như những điều luật liên quan đến đá luân lưu. Hy vọng đây sẽ là cẩm nang bóng đá sẽ có những tin tức hữu ích cho các anh em. Chúc anh em sẽ luôn giữ vững niềm đam mê với môn thể thao Vua.